Từ 12 đến 14 tháng 8 năm 2022, đoàn chuyên gia Nhật Bản đến tham quan và khảo sát nghiên cứu tại Khu dền tháp Mỹ Sơn. Đại diện đoàn có Giáo sư YAMAGATA Mariko đến từ trường Đại học RIKKYO, Tokyo, Nhật Bản. Đoàn tham quan, khảo sát để đề ra kế hoạch nghiên cứu tiếp theo đối với di tích Mỹ Sơn cũng như các di tích khác trên địa bàn huyện Duy Xuyên sau một thời gian dài gián đoạn bởi Covid-19. Đón tiếp đoàn, ông Phan Hộ - Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hoá Mỹ Sơn, rất hoan nghênh GS YAMAGATA Mariko cùng đoàn đã quay trở lại di tích Mỹ Sơn cũng như Duy Xuyên, Ban Quản lý sẽ phối hợp và tạo điệu kiện tốt nhất để đoàn làm việc và đề ra các kế hoạch nghiên cứu sắp đến nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tốt giá trị của di sản Mỹ Sơn.
Đi cùng đoàn có TS KITAHARA Yu, chuyên gia khảo cổ trường địa từ và đá từ tính, Đại học Khoa học tự nhiên Okayama, Viện Frontier khoa học và Kỹ thuật, Nhật Bản. TS KITAHARA Yu giới thiệu về việc ứng dụng "Khảo cổ trường địa từ" và "Đá từ tính" tại Nhật Bản để xác định niên đại các cổ vật đất nung cũng như ứng dụng trong nghiên cứu nhiệt độ, môi trường nung, thăm dò các di tích, di vật còn lưu giữ trong lòng đất. Ông Nguyễn Công Khiết, Phó Giám đốc Ban Quản lý cho rằng, việc ứng dụng phương pháp "Khảo cổ trường địa từ" và "Đá từ tính" tại di sản Mỹ Sơn - một di tích có vật liệu chủ yếu là gạch nung là rất cần thiết. Việc xác định niên đại đối với hiện vật khảo cổ đất nung và vật liệu gạch tại Mỹ Sơn là rất quan trọng để có thêm một cơ sở đáng tin cậy để xác định niên đại di tích. Theo TS Nguyễn Kim Dung –Nguyên cán bộ Viện Khảo cổ thì đây là phương pháp khá mới, chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Ứng dụng phương pháp này sẽ rất hữu ích nhất là việc xác định niên đại các di tích gạch.
Xác định niên đại các công trình kiến trúc và hiện vật khảo cổ tại di tích Mỹ Sơn cũng như các di tích kiến trúc Champa còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp phân tích lịch sử nghệ thuật thường được áp dụng trước đây còn hạn chế do các công trình kiến trúc cổ thường được tu sửa, xây thêm, hay tái sử dụng vật liệu, trang trí. Đây là chuyến tham quan khảo sát nhằm mục đích đề ra các chương trình nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu trong thời gian sắp đến. Hy vọng sẽ mở ra các chương trình phối hợp, hợp tác nghiên cứu trong đó có việc ứng dụng phương pháp "Khảo cổ trường địa từ" và "Đá từ tính" trong việc xác định niên đại cho các công trình kiến trúc gạch tại Mỹ Sơn.
Văn Thọ
15 Tháng 8,2022
Chia sẽ mạng xã hội
- TRỒNG PHỤC HỒI CÁC LOẠI CÂY BẢN ĐỊA Ở MỸ SƠN (03.10.2017)
- Khảo sát phía nam Núi Chúa (25.09.2017)
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BQL DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN (28.01.2017)
- Ban giao nhà Mái ấm công đoàn (21.08.2017)
- Mỹ Sơn nằm trong tour du lịch đón khách APEC (18.08.2017)
- DI TU BẢO DƯỠNG VÀ CHỈNH TRANG CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ DU KHÁCH (16.08.2017)