Sáng ngày 5/12, lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn vừa có buổi làm việc với các lãnh đạo cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Ấn Độ nhằm xây dựng “Dự án về khoa học văn khắc Champa”.
Đây là dự án nhằm nghiên cứu dịch thuật các văn bia tại Mỹ Sơn. Đoàn Ấn Độ do ông Suresh Chandra Soni – Lãnh đạo cao cấp của Trung tâm, ông Amarjiva Lochan – Tổng thư ký của Trung tâm và là giảng viên đại học Delhi, tiến sĩ Ram Newaj - Học giả tiếng Phạn tới từ Myanmar. Ông Võ Văn Thắng – Giám đốc Bảo tàng Chăm, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại Đà Nẵng. Tại buổi làm việc, hai bên thống nhất về phối hợp nghiên cứu các văn bia khắc chữ Sanskrit tại Mỹ Sơn, xây dựng các tư liệu phục vụ cho công tác bảo tồn, quảng bá nền văn hóa chữ viết của Champa đến với bạn bè quốc tế.
Theo ông Amarjiva Lochan – Tổng thư ký của Trung tâm thì nếu chỉ biết về chữ Sanskrit thì việc dịch thuật các văn bia điêu khắc sẽ không khả thi, do đó đối với những bản chữ viết biến thể của Brahmi (bắt nguồn từ Ấn Độ) thì các học giả của trung tâm là người có khả năng hiểu rõ và dịch thuật được. Dự án triển khai sẽ giúp cho việc làm rõ nghĩa các văn bia tại Mỹ Sơn, từ đó sẽ giúp cho việc tiếp cận nhiều vấn đề mới đối với di tích Mỹ Sơn hiện nay.
Theo tài liệu nghiên cứu của các học giả Pháp, Mỹ Sơn có số lượng văn bia là 32 bản, đa số là chữ điêu khắc trên một số chất liệu như gạch và đá. Trong đó bản chữ cổ nhất được tìm thấy có niên đạivào thế kỷ thứ IV.
Văn Khoa
05 Tháng 12,2017
Chia sẽ mạng xã hội
- NGÀY 21/11/2023 ĐOÀN PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH TVT BA LAN ĐÃ ĐẾN LÀM VIỆC TẠI MỸ SƠN (23.11.2023)
- NHÓM KHẢO SÁT KHẢO CỔ ẤN ĐỘ (ASI) ĐẾN LÀM VIỆC TẠI MỸ SƠN TỪ 20/11/2023 (22.11.2023)
- VỊ KHÁCH ĐẶC BIỆT ĐẾN TỪ TÂY BAN NHA VÀ HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ DI SẢN MỸ SƠN (21.11.2023)
- PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT DÂN GIAN CHĂM TẠI MỸ SƠN (21.11.2023)
- MỸ SƠN ĐÓN ĐOÀN FAMTRIP ẤN ĐỘ THAM QUAN KHẢO SÁT DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM (20.11.2023)
- Dấu ấn Mỹ Sơn tại “Không gian di sản văn hoá và sản phẩm thủ công truyền thống” (16.11.2023)