Vừa qua, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn và Làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn đã tổ chức khôi phục lại nghề nấu dầu chổi nhằm phục vụ du lịch.
Đây là ngành nghề du nhập trong quá trình hình thành làng, được phát triển mạnh trong những năm sau giải phóng. Tuy nhiên, vì nhiều lí do đã mai một và lụi tàn.
Ông Hồ Cư - Người dân trong làng đang nấu dầu chổi
Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn đã hỗ trợ các dụng cụ nấu dầu chổi, công tác thông tin, xây dựng mẫu mã thương hiệu, cùng việc bao tiêu sản phẩm. Cộng đồng làng đóng góp công sức, vật dụng xây dựng điểm dừng chân. Qua thời gian thử nghiệm các sản phẩm dầu đạt chất lượng được gửi vào trưng bày và bán làm quà lưu niệm cho du khách tại điểm du lịch Mỹ Sơn. Dự kiến, khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tại điểm dừng chân của du khách cách Mỹ Sơn không xa này sẽ có sự kết hợp vừa trình diễn nghề nấu dầu và kết hợp chữa bệnh cho du khách (bằng cách ngâm chân) kết hợp bán sản phẩm.
Văn Khoa
07 Tháng 11,2018
Chia sẽ mạng xã hội
- CHIM THẦN GARUDA TẠI KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN (22.01.2024)
- Chuyên gia Ấn Độ rời Mỹ Sơn, kết thúc hai tháng khảo sát thu thập dữ liệu ở các nhóm tháp E, F và A’ (22.01.2024)
- UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với Ban Quản lý về công tác chuyển đổi số trong bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Mỹ Sơn (19.01.2024)
- Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch Mỹ Sơn (15.01.2024)
- ĐỐI THOẠI CÙNG DOANH NGHIỆP NĂM 2023 (15.01.2024)
- CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ BQL DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN NĂM 2023, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2024 (04.01.2024)