Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn tiếp tục chương trình hợp tác nghiên cứu với Trường Đại học Khoa học Tokyo do Tiến sĩ Ayako Funabiki làm trưởng đoàn, nhóm chuyên gia thực hiện công việc khảo sát và lấy mẫu ở một số địa điểm gần di tích Mỹ Sơn, kinh thành cổ Trà Kiệu nhằm mục đích nghiên cứu về thời tiền sử và lịch sử biến đổi môi trường vùng đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn, làm rõ sự thay đổi môi trường của các địa điểm khảo cổ bằng cách phân tích các lớp trầm tích. Tham gia nhóm nghiên cứu gồm GS Yamagata Mariko, GS Kubo Sumiko và TS Kitahara Yu, TS Mai Thị Hương, NCS Nguyễn Hoàng Bách Linh và Ths Nguyễn Văn Thọ.
Công tác lấy và chia tách mẫu được thực hiện từ ngày 03 đến ngày đền ngày 15 tháng 03 năm 2024, điểm lấy mẫu thứ nhất nằm phía Bắc kinh thành cổ Trà Kiệu, điểm thứ hai tại sân vận động thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh và điểm thứ 3 là tại suối Khe Thẻ, di tích Mỹ Sơn. Sau khi lấy và phân mẫu, nhóm chuyên gia sẽ tiến hành phân tích khảo cổ từ tính (Archaeomagnetic) và phân tích từ tính môi trường (Enviromental magnetic analysis), đây là hai phương pháp tương đối mới được áp dụng nghiên cứu, đồng thời là phương pháp bổ trợ và phát triển ngành khảo cổ học. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tìm hiểu và nhận thức thêm về lịch sử và môi trường của một số di tích cổ ở Duy Xuyên.
Nguyễn Văn Thọ
20 Tháng 3,2024
Chia sẽ mạng xã hội
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐẾN THAM QUAN MỸ SƠN (29.07.2022)
- Đa dạng hệ động vật tại Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn (27.07.2022)
- Du lịch Mỹ Sơn tập trung chuyển đổi số (14.07.2022)
- TRIỂN LÃM “KHÔNG GIAN DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM” (11.07.2022)
- Du ngoạn sông Thu, tìm về Mỹ Sơn… (06.07.2022)
- TỔNG KẾT TRAO GIẢI CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN DUY XUYÊN GIAI ĐOẠN 1930 – 2015 (04.07.2022)