DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN VIỆT NAM

DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN VIỆT NAM

DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN VIỆT NAM

DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN VIỆT NAM

DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN VIỆT NAM
DI SẢN VĂN HÓA MỸ SƠN VIỆT NAM
Hoạt động bảo tồn

  Từ khi Mỹ Sơn được M.C Paris phát hiện năm 1898, các nhà khoa học người Pháp  đã có chiến dịch phát quang và nghiên cứu quần thể di tích Mỹ Sơn bắt đầu từ ngày 11 tháng 3 năm 1903 và kéo dài đến ngày 3 tháng 2 năm 1904 do một nhóm công tác của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, đứng đầu là Henri Parmentier phối hợp với Charles Carpeaux thực hiện. Các công trình kiến trúc phân bố rải rác trên một phạm vi lớn, ngang qua một thung lũng có núi bao bọc và cách khá xa khu dân cư lân cận. Các nhà khảo cổ học tập trung nỗ lực đầu tiên vào khu vực phía Tây của di tích, nơi tập trung một số lượng lớn kiến trúc (các nhóm di tích B, C và D theo phân loại của Parmentier sau này), sau đó họ bắt đầu công việc ở nhóm A, nhóm E và nhóm F…

 

  

Kết quả các cuộc khảo sát do Henri Parmentier tiến hành tại di tích này được công bố năm 1909 và 1918 trong ấn phẩm In-ventaire des monuments čams de l’Annam. Trong thời gia từ năm 1937-1944, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp trùng tu các tháp thuộc nhóm A,B,C,D:  năm 1939 họ đã cho xây dựng một đập nước để chuyển dòng con suối lớn nhằm bảo đảm an toàn cho khu tháp A, nhưng một trận lũ lớn đã phá hủy đập nước này vào năm 1946.


Kiến trúc Sư Kazik



Sau giai đoạn này, các công việc nghiên cứu ở đây bị ngắt quãng trong khoảng hơn 40 năm cho đến năm 1980, khi Dự án hợp tác trùng tu song phương giữa Việt Nam và Ba Lan do kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski làm trưởng dự án bắt đầu.
Kazimierz Kwiatkowski đã làm việc với một nhóm các chuyên gia di tích, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, chuyên gia kỹ thuật photogrammetry, chuyên gia khảo cổ học, v.v. Nhóm nghiên cứu phía Việt Nam tham gia dưới sự lãnh đạo của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, bao gồm các kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên gia khảo cổ học và các kỹ thuật viên đồ họa. Trong những năm từ 1980 đến 1986, nhóm nghiên cứu Việt Nam - Ba Lan đã tiến hành các công việc tại Mỹ Sơn như sau:  
Khảo sát khảo cổ học về khu di tích Mỹ Sơn và những can thiệp tu sửa cấp thiết cũng như gia cố kỹ thuật đối với các đền- tháp trong các nhóm di tích tại Mỹ Sơn;
 Nghiên cứu về công nghệ xây dựng của kiến trúc Chăm trong các phòng thí nghiệm tại Warsaw và Torun. 
Phát quang và ổn định lại mặt bằng nền của các đền - tháp thuộc Nhóm A, B, C và D (công việc thu dọn bao gồm thu dọn hàng nghìn mét khối đất đá, san lấp các hố bom, xử lý cây cỏ che phủ bề mặt hoặc thâm nhập sâu vào các cấu trúc xây gạch);
Dọn dẹp và thu nhặt hàng chục nghìn viên gạch cổ được tìm thấy ở các đống đổ nát, sau đó phân loại gạch để có thể tái sử dụng sau này; 
Dọn dẹp và thu thập các chi tiết trang trí bằng đất nung hoặc đá, xác định vị trí nguyên gốc của chúng phục vụ cho công tác tái định vị sau này. Những chi tiết không xác định được vị trí gốc thì được giữ lại và trưng bày tại khu vực di tích.
Gia cố khẩn cấp các tháp và những phế tích kiến trúc có nguy cơ đổ nát khác, sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại;

Tái dựng phần đế của các kiến trúc đã bị san phẳng (tại Nhóm C) từ những gì còn sót lại để duy trì dấu tích hiện diện trong tổng thể kiến trúc các Nhóm B, C và D. Công việc tái dựng tận dụng những viên gạch cũ thu nhặt được, sử dụng vữa xi măng nhằm làm bộc lộ rõ phần được trùng tu, tránh nhầm lẫn với các cấu trúc nguyên gốc. Các chi tiết trang trí được tái định vị về vị trí ban đầu khi có thể xác định được;Trong một số trường hợp, khi có cơ sở khoa học tin cậy, các chuyên gia tự cho phép họ phục hồi một cách hạn chế một số phế tích. Tuy nhiên, sự thận trọng quy định trong các nguyên tắc trùng tu quốc tế không cho phép họ cố ý làm giả các chi tiết đã bị mất. Thay vào đó, các chuyên gia đã cân nhắc thể hiện các thành phần phục chế bằng các phương thức mà các thế hệ sau có thể phân biệt được giữa phần trùng tu và phần nguyên gốc.
 

 


Trùng tu tháp G1

Hai  đền- tháp D1 và D2 rất phù hợp với mục đích trưng bày các thành phần trang trí của các đền tháp. Các chi tiết này trước đây nằm rải rác khắp nơi và đã được thu thập lại. Thêm vào đó, vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, kiến trúc sư Kwiat-kowski đã sử dụng một nguồn tài trợ khác để thực hiện cuộc khảo sát các đền - tháp thuộc Nhóm E, phác thảo dự án trùng tu và đã tiến hành tu bổ một phần nhóm di tích này.Sau hơn mười năm gia cố, trùng tu di tích, đã khôi phục lại phần nào dáng vẽ ban đầu của Mỹ Sơn như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Hợp tác với tổ chức Lerici Foundation thông qua tổ chức unesco hiện chương trình thông tin địa lý (GIS) cho khu di sản Mỹ Sơn, tiếp nối thành công đó, dự án hợp tác ba bên Unesco-Việt Nam-Italia về “Thuyết trình và đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn” đã trải qua 3 giai đoạn trùng tu, tôn tạo từ năm 2003 đến nay và dự kiến công việc trùng tu sẽ hoàn thành vào năm 2013 với tổng kinh phí hơn 1,3 triệu USD. Dự án đã góp phần quan trọng vào việc gia cố chống xuống cấp và từng bước định hình lại nguyên trạng nhóm tháp G đồng thời đã tìm ra  vật liệu thay thế cho việc trùng tu các tháp Chăm nói chung, đó là đã nghiên cứu sản xuất thành công gạch phục chế có tính năng tương đương với gạch Chăm cổ Song song với việc hợp tác với chuyên gia Ý, Viện bảo tồn di tích cũng đã tiến hành khởi công dự án tùng tu tháp E7 vào tháng 6/2011 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2013.

 

- Năm 2001: khai quật khảo cổ lòng suối Thẻ, phát hiện được nhiều hiện vật đá.

- Năm 2002: thực hiện dự án giao thông, thi công cầu, đường từ cầu Khe Thẻ vào khu di tích

-  Cuối năm 2002: khai quật khảo cổ phát lộ nhóm tháp F (tháp F1,F2).
- Năm 2005 tiến hành khai quật khảo cổ lòng suối Thẻ lần hai, phát hiện một số dấu vết nền móng kiến trúc

05 Tháng 6,2019

Chia sẽ mạng xã hội

Copyright © 2019 - Bản quyền thuộc về Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Giấy phép TTĐT: Số 02/GP - TTĐT - do sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Quảng Nam cấp ngày 15/11/2023

Địa chỉ: Xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam - Email: mysonstr@gmail.com -Tel:0235.3731.361 - Website : www.disanvanhoamyson.vn

Designed by DA NANG WEB

Hotline tư vấn: 0235.3731.309
Zalo