KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN

KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN

KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN

KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN

KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN
KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN
KẾT QUẢ 5 NĂM DỰ ÁN HỢP TÁC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÙNG TU NHÓM THÁP K, H, A KHU DI TÍCH MỸ SƠN

Trong khuôn khổ hợp tác văn hóa giữa hai Nhà nước Việt Nam và chính phủ Ấn Độ trùng tu bảo tồn các nhóm tháp A, H, K (2016-2021). Qua 5 năm làm việc liên tục trong một điều kiện thời tiết nhiều bất lợi nắng nóng, mưa gió, khắc nghiệt của vùng đất miền Trung. Chuyên gia bạn cũng cần có thời gian để thích nghi môi trường làm việc : sinh hoạt, giao tiếp cũng là những khó khăn không nhỏ... Nhưng vượt trên  tất cả những khó khăn đó là sự phối hợp kịp thời của chính quyền các cấp, ban ngành chức năng liên quan. Trực tiếp là sự  phối kết hợp giữa nhóm chuyên gia thuộc viện cổ học Ấn Độ với nhóm kỹ thuật Mỹ Sơn và gần hàng trăm công nhân lành nghề. Dự án đã hoàn thành công tác trùng tu nhóm tháp K, H1, H2, H3, H4 (thuộc nhóm tháp H) A9, A10, A11 (thuộc nhóm tháp A). Riêng đền A1 trùng tu hơn 60% khối lượng công việc, tháp A13 chỉ bảo tồn được chân tường phía Đông, tháp A13 chưa can thiệp.

Bắt đầu từ năm 2016, nhóm chuyên gia Ấn Độ thuộc Viện Khảo cổ học đến Mỹ Sơn đo vẽ chụp ảnh khảo sát thu thập thông tin tư liệu ban đầu.

Năm 2017 bắt tay vào trùng tu tháp K (tháp Cổng) và phát lộ khu tháp H. Tại đây, trong quá trình bảo tồn đã phát hiện tháp K có hai cửa Đông và Tây, hai mặt Nam và Bắc là hai đoạn đường dẫn hướng vô nhóm tháp E,F. Ngoài những hiện vật thuộc thành phần kiến trúc còn có hai tượng sư tử trong tư thế đứng, khuôn mặt thể hiện nét hung dữ và nhiều hiện vật chất liệu đất nung gốm, sứ rất phong phú cùng sự đa dang về hoa văn... Bước đầu, các chuyên gia Ấn Độ và nhóm kỹ thuật Mỹ Sơn đưa ra nhận định: Tháp K là ngôi tháp cổng có thể là nơi từng diễn ra các nghi lễ đầu tiên tại đây, giữa hai đoạn tường thành hai bên tháp K là đường dẫn đến các ngôi đền bên trong (trước đây chưa có tài liệu nào nói về chức năng của ngôi đền này, được xem như những ngôi tháp thờ tương tự khác).

Năm 2018-2019, tiến hành trùng tu nhóm tháp H gồm 4 công trình H1, H2, H3, H4 và tường bao vuông vức giới hạn không gian thiêng với không gian bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết đã bị hư hỏng nặng nề. Sau hai năm trùng tu những công trình đó cơ bản được bảo tồn tốt. Tường bao được phục hồi gần như hoàn chỉnh, giới hạn không gian bên trong và bên ngoài rõ ràng hơn. Các đoạn tường nghiêng đổ tháp H2, H4 được xử lý nền móng rồi tái định vị, thành phần kiến trúc phục hồi rất tốt bảo lưu được đối đa yếu tố gốc.

Năm 2020 trùng tu đền A10 và hai tháp A8 và A11. Trong đó hai ngôi tháp A8 và A11 quy mô nhỏ và hư hại khá nhiều đã được chuyên gia Ba Lan trùng tu từ thập niên 80-90, các khối kiến trúc còn lại rất ít, cơ sở dữ liệu hai công trình này khá mờ nhạt nên chuyên gia Ấn Độ chọn giải pháp bảo lưu thành phần kiến trúc đã được trùng tu trước đó và phục hồi các bậc cấp, đà cửa. Tập trung nguồn lực trùng tu đền A10 có niên đại thế kỷ thứ IX thuộc phong cách Đồng Dương. Tiêu biểu của phong cách điêu khắc này là hoa văn xoắn xít, rối rắm cầu kỳ trên trụ, lanh-tô, bề mặt tường. Ngôi đền này có bình đồ khá lớn, tường dày. Tuy nhiên chất lượng gạch trên công trình này lại nhiêt độ nung kém hơn gạch các công trình khác ở nhóm A. Vì thế tác động từ thiên  nhiên cũng đã làm cho ngôi tháp này hư hại khá nhiều, theo bản vẽ người Pháp thì ngôi đền này giai đoạn đầu thế kỷ XX cũng đã sụp đổ, tiếp tục bị hư hại nằng nề hơn sau những đợt ném bom năm 1969. Khi triển khai công tác trùng tu ngoài những hư hại một số thay đổi hiện trạng ban đầu do sự can thiệp của người Pháp rất nhiều, trụ cửa, lanh-tô và nhiều thành phần kiến trúc khác đã được di chuyển ra bên ngoài, cả phía trước và sau tháp không theo một nguyên tắc nào. Trước thực trạng như vậy nhóm chuyên gia chọn giải pháp chỉ tái định vị thanh đá đà cửa, bậc cấp cửa và tái dựng bốn trụ cửa dựa trên cơ sở ảnh tư liệu và số đo đạc thực tế. Các bức tường bên trong và ngoài xây thấp phương pháp giả vỡ, mục đích chính bảo vệ các khối xây nguyên gốc còn sót lại.

Đài thờ trong lòng tháp cũng đã thay đổi hiện trạng 14/17 khối đá đài thờ linga yoni đã được đưa ra ngoài (ba khối đá còn lại lấp tại hố thiêng trong lòng tháp). Trong quá trình trùng tu đã sắp xếp lại đài thờ A10 một cách hoàn chỉnh nhất tái định vị đúng không gian thiêng ban đầu. Bên cạnh đó bốn tường bao khu A được phục hồi khá hoàn chỉnh.

 Năm 2021, trùng tu đền A1, A12 và A13. Đền A1 có niên đại thế kỷ X đây là thời kỳ hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa, có quy mô lớn nhất trong Khu di tích Mỹ Sơn cao 28m (khi người Pháp phát hiện khối kiến trúc còn khá hoàn chỉnh, chỉ hư hại phần đỉnh, tiền sảnh Tây và các trang trí góc...) đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc là kiệt tác kiến trúc Chăm Pa. Tuy nhiên, thời gian và chiến tranh đã biến kiệt tác này trở thành phế tích. Cũng giống tình trạng A10, quy mô công trình to lớn nhưng bị  hư hỏng nhiều, may mắn hơn là có sự can thiệp bảo tồn của chuyên gia Ba Lan những năm cuối thập niên 90. Phương pháp trùng tu chủ trương là bảo lưu mọi mảng tường mà chuyên gia Ba Lan đã can thiệp, tiếp tục gia cố tái định vị các khối kiến trúc có nguy cơ xê dịch khỏi vị trí ban đầu gồm bốn trụ cửa, một lanh-tô và hai khối đá bậc thềm cửa có kích thước lớn, có vài cấu kiện đá nặng trên ba tấn. Các cấu kiện đá có khối lượng lớn đã đưa lên một cách an toàn đặt để đúng các khớp nối, không xảy ra sai sót nào.

 Năm 2021 là năm nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng đến số lượng chuyên gia tham gia dự án, lực lượng công nhân cũng giới hạn số lượng, giãn cách nhiều nhóm nhỏ, số lượng công nhân tăng giảm nhiều lần, thời gian thi công ngắn hơn mọi năm, những nguyên nhân đó ảnh hưởng trực tiếp đến một số hạng mục chưa hoàn thành, tháp A1 chỉ đạt hơn 70% khối lượng công việc, A13 vừa kịp bảo tồn một phần mặt tường Đông, tháp A12 chỉ mới phát lộ. Những công việc còn lại phải chờ đợi  đến năm tiếp theo.

 Nhìn lại 5 năm phối hợp giữa nhóm chuyên gia Ấn Độ và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam. Có thể nhận thấy từ cách tiếp cận với di tích Chăm Pa tại Mỹ Sơn khá cẩn trọng đầu tiên chọn những nhóm tháp quy mô nhỏ, khối kiến trúc đơn giản như tháp K dần đến nhóm kiến trúc có quy mô vừa như nhóm H, sau cùng nhóm tháp đồ sộ, có độ phức tạp cao như nhóm tháp A. Phương pháp trùng tu tuân thủ nguyên tắc trùng tu khảo cổ học, đề cao bảo tồn yếu tố gốc, tái định vị, gia cố gia cường là chính, những khối xây mới bổ khuyết để bảo vệ khối xây nguyên gốc thì cũng ở những giới hạn cho phép và cũng tạo được khác biệt giữa mới và cũ. Vật liệu can thiệp vào trùng tu có độ tương thích cao trước hết là vận dụng tối đa vật liệu cũ như gạch, đá. Gạch mới bổ sung đã kiểm định đưa vào trùng tu nhóm tháp G, chất kết dính chủ yếu là dầu rái với bột gạch, vôi nghêu kết hợp với bột gạch, gạch vỡ để làm phần móng và lõi tường.

Trong quá trình trùng tu, cán bộ Việt Nam học được rất nhiều kinh nghiệm từ phía bạn. Từ việc quan tâm đến đời sống công nhân, phát huy thế mạnh của từng người để bố trí vị trí làm hợp lý, nâng cao kỹ năng làm việc, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ một phần kinh phí. Vừa làm vừa truyền cảm hứng đến họ sự tôn trọng và yêu quí di tích văn hóa trong vai trò là chủ thể Di sản. Có thể nói qua 5 năm kết quả đạt được từ dự án Ấn Độ là hoàn chỉnh, trả lại diện mạo cho nhiều kiến trúc, tạo thêm không gian thu hút du khách, kết nối tuyến tham quan không còn đứt gãy mà hoàn thiện hơn. Với kết quả đạt được đã được giới chuyên môn đánh giá cao, là nguồn động viên khích lệ cho chương trình hợp tác văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam ngày càng có chiều sâu.

Tác giả: Lê Văn Minh 

09 Tháng 9,2021

Chia sẽ mạng xã hội

Copyright © 2019 - Bản quyền thuộc về Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Giấy phép TTĐT: Số 02/GP - TTĐT - do sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Quảng Nam cấp ngày 15/11/2023

Địa chỉ: Xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam - Email: mysonstr@gmail.com -Tel:0235.3731.361 - Website : www.disanvanhoamyson.vn

Designed by DA NANG WEB

Hotline tư vấn: 0235.3731.309
Zalo