Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn

Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn

Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn

Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn

Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn
Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn
Nỗ lực phục hồi rừng nguyên sinh Mỹ Sơn

 

Rừng cảnh quan Khu di sản Văn hóa Mỹ Sơn có diện tích 1,158ha, nằm trên diện tích giáp ranh các xã Duy Sơn, Duy Hòa, Duy Phú (Duy Xuyên), Sơn Viên (Nông Sơn) bao gồm vùng lõi di sản và cả khu vực vùng đệm theo quy hoạch đề án tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, trong khu vực được khoanh cấm bảo vệ này tồn tại rất nhiều hệ động thực vật đa dạng, phong phú, một số loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Những giá trị này cùng với những giá trị đặc biệt toàn cầu về di sản thế giới đã góp phần thu hút du khách đến tham quan. Họ không chỉ tham quan tìm hiểu về các công trình kiến trúc mà còn được trải nghiệm hệ sinh thái ngày một xanh tốt nơi đây.

 

Tháng 8/2020, rừng đặc dụng này được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt thành lập Khu rừng cảnh quan di tích lịch sử văn hóa. Để có được những kết quả này trong những năm qua, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn không ngừng nỗ lực bảo vệ, phục hồi, tái tạo, chăm sóc, giữ gìn màu xanh Khu di sản. Từ một vùng đất sau chiến tranh với cảnh hoang tàn, đất trống đồi trọc. Rừng chủ yếu trồng các loại cây kinh tế như bạch đàn, keo lá tràm, cùng với các hoạt động dân sinh của người dân như đón củi, đốt rừng. Qua nhiều năm quản lý, bảo vệ, thay thế, trồng mới các cây bản địa hiện nay nhiều khu vực như Nà Thắng, Hòn Đền, Sọ Khỉ, Dương Chỉ, Mật Mã có nhiều cây bản địa có đường kính trên 60cm. Là môi trường sinh sống của các loại thú rừng như khỉ, gấu, mang lớn, chồn, sóc…

 

Công tác bảo vệ rừng tại Mỹ Sơn ngày nay diễn ra trên nhiều lĩnh vực từ công tác bảo vệ phòng cháy chữa cháy tại một điểm di tích có đông khách, địa hình phức tạp giáp giới với địa giới hành chính nhiều xã, huyện. Đến việc tuần tra truy quét hằng ngày nhằm hạn chế các đối tượng vào rừng khai thác lâm sản trái phép. Phá bỏ các bẫy thú cài đặt nhằm săn bắt các loại động vật hoang dã. Trồng chăm sóc cây bản địa, khôi phục cắt tỉa các loại cây trồng sau bão lũ. Đặc biệt là công tác tuyên truyền các giá trị di sản trong cộng đồng diễn ra thường xuyên qua việc biểu diễn chương trình nghệ thuật tại các xã lân cận như Sơn Viên, Quế Trung… cùng với việc hỗ trợ kinh phí giúp đỡ người dân xung quanh chuyển đổi kinh tế, hạn chế vào rừng.

 

Ban Quản lý nhiều năm qua, từ khi du lịch phát triển có nguồn trích lại đã đầu tư nhiều tỷ đồng trồng hàng chục ha cây bản địa với các loại như lim xanh, lát hoa, chò, sao đen… tại các khu vực trước đây là rừng kinh tế như hố Khế, đồi Bánh Mỳ, hố Ông Thuận... Đề tài “Đa dạng sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn” phối hợp với Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình” thực hiện từ 2014 đến 2017 đã góp phần trồng phục hồi 5ha cây dầu rái và gáo vàng tại khu vực hố Ông Thuận, giáp khu tháp H đem lại hiệu quả cảnh quan rất cao. Bên cạnh đó, nhiều loại cây cảnh quan như bằng lăng rừng, sao đen, muồng được Ban Quản lý kết hợp trồng tạo bóng mát trên các lối đi vào di tích.

 

Từ các cơ sở khoa học trong điều tra, nghiên cứu xác lập, năm 2017 Ban đã xây dựng đề án xác lập rừng cảnh quan và đến năm 2020, rừng Mỹ Sơn được phê duyệt thành rừng cảnh quan, đã khoát lên mình giá trị cảnh quan di tích lịch sử văn hóa đồng nghĩa với việc cây rừng, đất đai, địa hình, hồ đập, chim chóc, muông thú… nơi đây là tài sản cảnh quan có gía trị to lớn trong phát triển du lịch về sau này. Và những hệ thống động thực vật này đã được bảo vệ bằng pháp luật.

 

Lực lượng làm công tác bảo vệ tại Ban Quản lý có 30 con người. Ngoài bảo vệ di tích, bảo vệ du khách, lực lượng này hằng ngày còn  thực hiện công tác bảo vệ rừng với những kiến thức về rừng có được chủ yếu từ thực tiễn, người trước tuyền cho người sau. Mỗi sáng, nếu không bảo vệ di tích, họ vào rừng tuần tra. Bẫy thú thu được có giảm nhưng vẫn còn. Những bẫy thú có tính sát thương được các đối tượng đem gài trên các lối đi luôn rình rập bước chân nhưng không vì thế mà chùn bước.

 

Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong các giai đoạn đã qua đã đem lại cho khu di sản hôm nay một màu xanh bất tận, một hệ sinh thái có giá trị cao trong phát triển du lịch, một môi trường sống cho các loại động thực vật. Mỗi buổi sáng mai bước chân du khách đến với Mỹ Sơn được hòa mình với tiếng chim hót, tiếng muôn thú gọi nhau, để nghe, để trải nghiệm, hoài niệm về một thánh đô ngàn năm.

 

Khu di tích Mỹ Sơn sau chiến tranh, rừng chủ yếu đất trống, đồi trọc

 

Lực lượng tuần tra trên đường vào rừng
Bẫy thú được đặt trên các lối đi trong rừng 

 

Lãnh đạo Ban trong một lần hỗ trợ kinh phí giúp người dân nghèo tại xã Sơn Viên (Nông Sơn)

 

Sao đen dần thay thế các loại cây keo, bạch đàn
Lim xanh, lát hoa có tuổi thọ gần 10 năm tại khu vực tháp E,F

 

 

Cây bản địa trong di tích

Văn Khoa

24 Tháng 3,2021

Chia sẽ mạng xã hội

Copyright © 2019 - Bản quyền thuộc về Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Giấy phép TTĐT: Số 02/GP - TTĐT - do sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Quảng Nam cấp ngày 15/11/2023

Địa chỉ: Xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam - Email: mysonstr@gmail.com -Tel:0235.3731.361 - Website : www.disanvanhoamyson.vn

Designed by DA NANG WEB

Hotline tư vấn: 0235.3731.309
Zalo