Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm

Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm

Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm

Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm

Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm
Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm
Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chăm

 

Tiết mục múa "Trống hội làng Chăm"

 

Phòng Văn hóa Nghệ thuật Dân gian Chăm Mỹ Sơn thành lập năm 2003, lúc đầu có 11 anh chị em nhân viên, trong đó có 03 nghệ nhân người Chăm được mời từ Ninh Thuận. Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể Chăm, biểu diễn phục vụ du khách tham quan, Phòng đã không ngừng lớn mạnh, hiện nay với 28 cán bộ, viên chức, người lao động làm công tác quản lý, biểu diễn. Trong đó có 02 đạo diễn, 03 nghệ sỹ sử dụng thành thạo kèn saranai, 15 nghệ sỹ sử dụng các loại nhạc cụ Chăm như trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai, lục lạc, chiêng, đàn Kanhi cùng các loại nhạc cụ khác như sáo, guitar, piano... Riêng nghệ nhân Thiên Sanh Vũ không những được biết đến trong cộng đồng người Chăm về độc tấu kèn saranai mà anh còn là nghệ nhân tham gia đào tạo nhiều thế hệ diễn viên cho phòng và được mời tham gia biểu diễn tại các nơi trên thế giới.

 

Nhiều giọng ca  tham gia vào các chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức

 

Các diễn viên hiện nay tại phòng đa số đều được tuyển chọn, đào tạo thành diễn viên với tuổi đời còn rất trẻ, trưởng thành từ hoạt động văn hóa văn nghệ địa phương, một số đến từ các nghệ nhân là người dân tộc Chăm Ninh Thuận. Ngoài công tác biểu diễn phục vụ khách, phòng thường xuyên tích cực tham gia vào các chương trình sự kiện của tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên, tham gia hỗ trợ các hoạt động nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Nam, kết hợp với các Trung tâm văn hóa thể thao huyện Duy Xuyên, thành phố Hội An tham gia các sự kiện văn hóa văn nghệ...

Ngoài múa, hiện nay số lượng nghệ sỹ tham gia hát vẫn đảm bảo được các chương trình lớn, trong đó có những giọng ca có chất giọng tốt như Thập Hữu Lưu, Khánh Trâm, Kim Hiếu, Như Ý… trong đó 02 giọng ca tham gia hầu hết các sự kiện văn nghệ của tỉnh, huyện là ca sỹ Khánh Trâm và Kim Hiếu. Riêng giọng ca Khánh Trâm từng đạt giải khuyến khích cuộc thi Giọng ca vàng Bolero do tỉnh Quảng Nam tổ chức. Hiện có 04 nghệ sỹ tham gia làm MC tại các chương trình, sự kiện lớn trên địa bàn.

 

Một tiết mục biểu diễn tại sự kiện 20 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới.

 

Những sự kiện lớn Phòng tham gia thành công như chương trình nghệ thuật Lễ kỷ niệm 10 năm, 20 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa Thế giới. Chương trình nghệ thuật tại các kỳ Festival Di sản Quảng Nam. Chương trình khai mạc Năm du lịch Quốc gia – Quảng Nam 2022. Tham gia vào các sự kiện tỉnh Quảng Nam như các chương trình đại hội Liên đoàn lao động tỉnh, đại hội Đảng bộ huyện Duy Xuyên, chương trình văn nghệ chào mừng huyện Duy Xuyên đạt chuẩn Nông thôn mới… Đạt nhiều giải thưởng cấp tỉnh, huyện như giải nhất tiếng hát công nhân viên lao động tỉnh Quảng Nam, các giải thưởng cấp huyện tổ chức…

Qua quá trình phát triển, trưởng thành, cùng với sự cố vấn, hỗ trợ của biên đạo múa Trần Như Hà, nhà nghiên cứu dân gian Chăm - Nguyễn Hải Liên, phòng đã xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng cao trong đó có sản phẩm du lịch mới tại Khu di sản Mỹ Sơn là “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” được du khách đánh gía cao về nội dung, gía trị nghệ thuật. Ngoài ra, còn biên đạo dàn dựng  chương trình trích đoạn dân ca Chăm, trích đoạn lễ hội Chăm Rija nưgar,... phục vụ du khách.  

Hiện nay, tại Nhà biểu diễn truyền thống văn hóa nghệ thuật dân gian Chăm tại Khu di tích, hằng ngày có 04 suất diễn biểu diễn thường xuyên các tiết mục văn hóa dân gian Chăm như múa đội nước, múa trống hội, biểu diễn độc tấu kèn saranai, múa apsara… và 02 suất diễn dưới chân tháp phục vụ du khách.

Theo Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng các tiết mục biểu diễn hiện nay để phục vụ khách, củng cố thương hiệu múa Chăm tại Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn, đơn vị tập trung công tác đào tạo đảm bảo các thế hệ diện viên, nhạc công đều tham gia được vào các tiết mục, nâng cao thanh sắc, thể hình đảm bảo tuổi đời diễn viên. Ngoài ra, đơn vị còn chuẩn bị các điều kiện làm việc cho diễn viên hết tuổi diễn, xây dựng, hệ thống lại các tư liệu văn hóa dân gian Chăm, văn hóa Việt nhằm bảo tồn gìn giữ vốn gốc và đồng thời phát huy vốn quý văn hóa dân tộc.

Văn Khoa

27 Tháng 6,2022

Chia sẽ mạng xã hội

Copyright © 2019 - Bản quyền thuộc về Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn

Giấy phép TTĐT: Số 02/GP - TTĐT - do sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Quảng Nam cấp ngày 15/11/2023

Địa chỉ: Xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam - Email: mysonstr@gmail.com -Tel:0235.3731.361 - Website : www.disanvanhoamyson.vn

Designed by DA NANG WEB

Hotline tư vấn: 0235.3731.309
Zalo