Giá trị nổi bật toàn cầu
TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC VỀ GIÁ TRỊ NỔI BẬT TOÀN CẦU CỦA KHU ĐÊN THÁP MỸ SƠN
I/ Tổng hợp tóm tắt:
Khu đền tháp Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII. Di tích này thuộc vùng núi phía Tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Khu đền tháp tọa lạc trong một thung lũng kín được bao bọc bởi các dãy núi, có một con suối nhỏ chảy ngang qua di tích sau đó đổ vào dòng Thu Bồn, dòng sông phía trước Kinh đô của Vương quốc Chăm rồi xuôi ra biển qua cảng thị cổ Hội An.
Chămpa là trung tâm trồng trọt và đánh bắt thủy sản trong khu vực có thể sánh ngang với Ăngko và vượt qua Ăngko về tài nguyên và thương mại. Với sự thịnh vượng nhờ vào lâm sản, nông sản (nghề trồng lúa nước) và thủy hải sản, Chămpa đã phát triển thế lực và ảnh hưởng, giao thương với Ấn Độ từ những kỷ nguyên đầu tiên sau công nguyên. Dưới ảnh hưởng của Ấn Giáo từ tiểu lục Ấn Độ, nhiều đến tháp được xây dựng để thờ các vị thần của Ấn Độ giáo như Brama và Vishnu nhưng Shiva giáo vẫn tồn tại và giữ vai trò ngự trị toàn vùng.
Được chọn là trung tâm tôn giáo của Vương quốc, khu vực này ghi dấu sự tập trung của vương quyền và thần quyền của Vương quốc Chămpa gần 1000 năm, một khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng cúng các vị thần những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình.
Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt gần 10 thế kỷ, các đền tháp thể hiện sự đa dạng các phong cách kiến trúc nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ.
Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là những công trình quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa cổ. Hầu hết các công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại Ấn Độ. Minh chứng kỹ thuật của đền tháp là sự hiện hữu của các kỹ xảo Chăm trong khi sự biểu trưng của các họa tiết và biểu tượng của đền tháp ẩn chứa trong đó nội dung và các giai đoạn chính trị và tôn giáo Chămpa.
II/ Các tiêu chí:
Tiêu chí 2: Khu đền tháp Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ từ tiểu lục địa Ấn Độ.
Tiêu chí 3: Khu đền tháp Mỹ Sơn phản ánh sinh động vai trò của Vương quốc ChămPa trong lịch sử văn hóa và chính trị của khu vực Đông Nam Á.
III/ Tính toàn vẹn:
Các đền tháp Ấn Giáo của Mỹ Sơn được tọa lạc trong một khu vực bảo vệ tốt với ranh giới được xác định rõ ràng. Được xây dựng qua 10 thế kỷ liên tục với 13 nhóm công trình có liên hệ mật thiết (được đặt tên từ A – M). Những di tích hiện hữu và phế tích tồn tại trong các nhóm thể hiện một lịch sử kiến trúc liên tục trong suốt thời kỳ tồn tại của Vương quốc ChămPa.
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2 nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn sót lại đã được duy tu và được bảo tồn rất tốt. Thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn gây lũ quét và độ ẩm cao đặt ra một thách thức lớn cho công tác bảo tồn. Việc khai thông các dòng suối và phát dọn thực bì xung quanh có thể giảm thiểu các tác nhân trên.
IV/ Tính chân xác:
Sự đa dạng về phong cách kiến trúc hàm chứa trong di sản được các nhà khảo cổ, các sử gia và các học giả khác minh chứng là tuyệt tác về xây dựng của thời đại cả về phương diện kỹ thuật và điêu khắc. Đây là những công trình độc đáo có một không hai ở Đông Nam Á. Không gian huyền bí của khu vực đã khẳng định rằng di tích này tồn tại trong mối liên hệ với yếu tố địa văn hóa của nó. Hoạt động trùng tu dưới sự hướng dẫn của Chuyên gia Pháp, Ba Lan và Ý ít nhiều có quan hệ mật thiết và không ảnh hưởng đến tình trạng tổng thể của tính chân xác. Do vậy, tính chân xác của khu đền tháp Mỹ Sơn về phương diện thiết kế, vật liệu, phương pháp xây dựng và bố cục vẫn được duy trì.
V/ Những yêu cầu bảo vệ và quản lý cần thiết cho việc duy trì giá trị nổi bậc toàn cầu:
1. Khung pháp lý chung:
Khu di tích Mỹ Sơn được quản lý nghiêm ngặt theo công ước Quốc tế và luật pháp Việt Nam, được Bộ Văn hóa (nay Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Quốc gia năm 1979 và được Chính phủ công nhận di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009. Tất cả các cơ quan Trung ương và địa phương đều phải tuân thủ theo Luật Di sản Văn hóa (Ban hành 2001, sửa đổi 2009). Hoạt động trùng tu di tích Mỹ Sơn do những nhà khảo cổ học Pháp triển khai từ nửa đầu thế kỷ XX ngay sau khi phát hiện. Tuy nhiên, những công trình trùng tu phải dang dở và di tích đã bị hư hại nặng do chiến tranh liên tục từ 1940 đến 1975. Sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất 1975, việc trùng tu được tiến hành trở lại và hiện tại hoạt động trùng tu di sản đang áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế với đội ngũ nhân lực cả trong nước và nước ngoài đang làm việc. Nhằm tiếp tục công việc này và bảo tồn di sản tốt hơn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1915/QĐ-TTg kèm theo các biện pháp hành chính và phân khai ngân sách cho Quy hoạch tổng thể (2008 - 2020) Bảo tồn và Phát huy giá trị khu đền tháp Mỹ Sơn.
Trách nhiệm quản lý cao nhất thuộc về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông qua Cục Bảo tồn Bảo tàng đồng thời gắn kết chặt chẽ với Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên, mà trực tiếp quản lý là Ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn.
Ngân sách phục vụ những nhu cầu đặc biệt của di sản văn hóa lịch sử được bố trí trong kế hoạch quốc gia về phát triển du lịch và Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của huyện Duy Xuyên.
2. Những mục tiêu dài hạn cụ thể:
Các phương thức bảo tồn và phương pháp trùng tu hiện tại triển khai đảm bảo tuân thủ theo phương pháp xây dựng và duy tu truyền thống. Những kỹ thuật xuất phát từ nghiên cứu so sánh dân tộc học và được chứng minh qua kết quả phân tích thí nghiệm khoa học sẽ thay thế việc sử dụng ximăng và những vật liệu hiện đại khác từng được dùng trong thế kỷ XX.
Những dự án cơ sở hạ tầng đã được triển khai trong vùng đệm với những cam kết bằng văn bản, đảm bảo cho hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch trong khu vực. Những dự án này bao gồm cả lĩnh vực bảo tàng, nguồn nhân lực, cầu đường phục vụ tham quan. Tất cả những công trình xây dựng trái phép đã được giải tỏa khỏi vùng lõi.
Sức chứa thấp và điều kiện thời tiết khắc nghiệt là những nguy cơ tiềm ẩn phải đối mặt trong việc quản lý di sản. Quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam cần đảm bảo cho sự phục hồi rừng ở khu vực phụ cận nhằm cải thiện môi trường sinh thái và điều kiện khí hậu trong vùng. Tuy vậy, cần ban hành một sắc lệnh về ranh giới bất khả xâm phạm vùng đệm của khu di sản.
I/ Tổng hợp tóm tắt:
Khu đền tháp Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII. Di tích này thuộc vùng núi phía Tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Khu đền tháp tọa lạc trong một thung lũng kín được bao bọc bởi các dãy núi, có một con suối nhỏ chảy ngang qua di tích sau đó đổ vào dòng Thu Bồn, dòng sông phía trước Kinh đô của Vương quốc Chăm rồi xuôi ra biển qua cảng thị cổ Hội An.
Chămpa là trung tâm trồng trọt và đánh bắt thủy sản trong khu vực có thể sánh ngang với Ăngko và vượt qua Ăngko về tài nguyên và thương mại. Với sự thịnh vượng nhờ vào lâm sản, nông sản (nghề trồng lúa nước) và thủy hải sản, Chămpa đã phát triển thế lực và ảnh hưởng, giao thương với Ấn Độ từ những kỷ nguyên đầu tiên sau công nguyên. Dưới ảnh hưởng của Ấn Giáo từ tiểu lục Ấn Độ, nhiều đến tháp được xây dựng để thờ các vị thần của Ấn Độ giáo như Brama và Vishnu nhưng Shiva giáo vẫn tồn tại và giữ vai trò ngự trị toàn vùng.
Được chọn là trung tâm tôn giáo của Vương quốc, khu vực này ghi dấu sự tập trung của vương quyền và thần quyền của Vương quốc Chămpa gần 1000 năm, một khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng cúng các vị thần những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình.
Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt gần 10 thế kỷ, các đền tháp thể hiện sự đa dạng các phong cách kiến trúc nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ.
Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là những công trình quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa cổ. Hầu hết các công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại Ấn Độ. Minh chứng kỹ thuật của đền tháp là sự hiện hữu của các kỹ xảo Chăm trong khi sự biểu trưng của các họa tiết và biểu tượng của đền tháp ẩn chứa trong đó nội dung và các giai đoạn chính trị và tôn giáo Chămpa.
II/ Các tiêu chí:
Tiêu chí 2: Khu đền tháp Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ từ tiểu lục địa Ấn Độ.
Tiêu chí 3: Khu đền tháp Mỹ Sơn phản ánh sinh động vai trò của Vương quốc ChămPa trong lịch sử văn hóa và chính trị của khu vực Đông Nam Á.
III/ Tính toàn vẹn:
Các đền tháp Ấn Giáo của Mỹ Sơn được tọa lạc trong một khu vực bảo vệ tốt với ranh giới được xác định rõ ràng. Được xây dựng qua 10 thế kỷ liên tục với 13 nhóm công trình có liên hệ mật thiết (được đặt tên từ A – M). Những di tích hiện hữu và phế tích tồn tại trong các nhóm thể hiện một lịch sử kiến trúc liên tục trong suốt thời kỳ tồn tại của Vương quốc ChămPa.
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2 nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn sót lại đã được duy tu và được bảo tồn rất tốt. Thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn gây lũ quét và độ ẩm cao đặt ra một thách thức lớn cho công tác bảo tồn. Việc khai thông các dòng suối và phát dọn thực bì xung quanh có thể giảm thiểu các tác nhân trên.
IV/ Tính chân xác:
Sự đa dạng về phong cách kiến trúc hàm chứa trong di sản được các nhà khảo cổ, các sử gia và các học giả khác minh chứng là tuyệt tác về xây dựng của thời đại cả về phương diện kỹ thuật và điêu khắc. Đây là những công trình độc đáo có một không hai ở Đông Nam Á. Không gian huyền bí của khu vực đã khẳng định rằng di tích này tồn tại trong mối liên hệ với yếu tố địa văn hóa của nó. Hoạt động trùng tu dưới sự hướng dẫn của Chuyên gia Pháp, Ba Lan và Ý ít nhiều có quan hệ mật thiết và không ảnh hưởng đến tình trạng tổng thể của tính chân xác. Do vậy, tính chân xác của khu đền tháp Mỹ Sơn về phương diện thiết kế, vật liệu, phương pháp xây dựng và bố cục vẫn được duy trì.
V/ Những yêu cầu bảo vệ và quản lý cần thiết cho việc duy trì giá trị nổi bậc toàn cầu:
1. Khung pháp lý chung:
Khu di tích Mỹ Sơn được quản lý nghiêm ngặt theo công ước Quốc tế và luật pháp Việt Nam, được Bộ Văn hóa (nay Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Quốc gia năm 1979 và được Chính phủ công nhận di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009. Tất cả các cơ quan Trung ương và địa phương đều phải tuân thủ theo Luật Di sản Văn hóa (Ban hành 2001, sửa đổi 2009). Hoạt động trùng tu di tích Mỹ Sơn do những nhà khảo cổ học Pháp triển khai từ nửa đầu thế kỷ XX ngay sau khi phát hiện. Tuy nhiên, những công trình trùng tu phải dang dở và di tích đã bị hư hại nặng do chiến tranh liên tục từ 1940 đến 1975. Sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất 1975, việc trùng tu được tiến hành trở lại và hiện tại hoạt động trùng tu di sản đang áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế với đội ngũ nhân lực cả trong nước và nước ngoài đang làm việc. Nhằm tiếp tục công việc này và bảo tồn di sản tốt hơn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1915/QĐ-TTg kèm theo các biện pháp hành chính và phân khai ngân sách cho Quy hoạch tổng thể (2008 - 2020) Bảo tồn và Phát huy giá trị khu đền tháp Mỹ Sơn.
Trách nhiệm quản lý cao nhất thuộc về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông qua Cục Bảo tồn Bảo tàng đồng thời gắn kết chặt chẽ với Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên, mà trực tiếp quản lý là Ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn.
Ngân sách phục vụ những nhu cầu đặc biệt của di sản văn hóa lịch sử được bố trí trong kế hoạch quốc gia về phát triển du lịch và Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của huyện Duy Xuyên.
2. Những mục tiêu dài hạn cụ thể:
Các phương thức bảo tồn và phương pháp trùng tu hiện tại triển khai đảm bảo tuân thủ theo phương pháp xây dựng và duy tu truyền thống. Những kỹ thuật xuất phát từ nghiên cứu so sánh dân tộc học và được chứng minh qua kết quả phân tích thí nghiệm khoa học sẽ thay thế việc sử dụng ximăng và những vật liệu hiện đại khác từng được dùng trong thế kỷ XX.
Những dự án cơ sở hạ tầng đã được triển khai trong vùng đệm với những cam kết bằng văn bản, đảm bảo cho hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch trong khu vực. Những dự án này bao gồm cả lĩnh vực bảo tàng, nguồn nhân lực, cầu đường phục vụ tham quan. Tất cả những công trình xây dựng trái phép đã được giải tỏa khỏi vùng lõi.
Sức chứa thấp và điều kiện thời tiết khắc nghiệt là những nguy cơ tiềm ẩn phải đối mặt trong việc quản lý di sản. Quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam cần đảm bảo cho sự phục hồi rừng ở khu vực phụ cận nhằm cải thiện môi trường sinh thái và điều kiện khí hậu trong vùng. Tuy vậy, cần ban hành một sắc lệnh về ranh giới bất khả xâm phạm vùng đệm của khu di sản.
Tags : mỹ sơn, di sản văn hóa thế giới mỹ sơn, my son sanctuary, my son viet nam, my son quang nam, thanh dia my son, du lich my son, di san van hoa my son
17 Tháng 5,2019
Chia sẽ mạng xã hội