Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích bảo vệ cảnh quan là 1.160ha, trong đó có hơn 1.100 ha rừng tự nhiên. Qua các cuộc điều tra thu thập và ghi nhận tại đây có 3535 loài động thực vật, trong đó có nhiều lại nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, thuộc nhóm nguy cơ bị tuyệt chủng như Cu li lớn,Tê tê Zava, mèo rừng,Trút, Cầy hương… Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn được tạo nên từ địa hình khá phức tạp, hình thành bởi những dãy núi vòng cung bao bọc, có suối, có núi, thung lũng sình lầy, đồng thời giáp với các hồ nước lớn như hồ Đồng Sơn, hồ Phước Bình, đập Thạch Bàn, cùng với sự đa dạng sinh học về hệ động thực vật, động vật rừng tại đây.
Trong những năm qua nhằm bảo tồn hệ sinh thái tại Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam cũng như BQL đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp và chính sách bảo vệ và bảo tồn khu vực cảnh quan. Tuy nhiên, do yếu tố địa hình phức tạp gây khó khăn trong việc truy quét, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, tình trạng săn bắt động vật hoang dã luôn ở mức cảnh giác cao. Trong thời gian gần đây, lực lượng bảo vệ rừng của BQL thường xuyên tiến hành tuần tra trong khu vực, trong ngày 16 tháng 12 năm 2022, đội tuần tra đã phát các dấu hiệu của hành vi bẫy, bắt động vật hoang dã (ĐVHD).
Việc bẫy, bắt ĐVHD diễn ra trong thời gian dài và tái diễn với nhiều loại bẫy tinh vi như: bẫy dây rút, bẫy thắt và các loại bẫy kẹp để bắt các loại thú lớn như heo rừng, gấu và các loại thú nhỏ. Đáng chú ý là hầu hết trên tuyến tuần tra phát hiện rất nhiều bẫy nguy hiểm, lâm tặc còn dựng lán trại trong khu vực rừng để thuận lợi cho việc đánh bẫy, cách thức đặt bẫy và quá trình đối phó hết sức tinh vi. Lực lượng bảo vệ rừng đã xác định được các đối tượng ở khu vực ranh giới giáp ranh thực hiện.
Có thể nói, công tác quản lý và bảo vệ rừng bền vững nói chung và bảo vệ các loại ĐVHD nói riêng tại BQL Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Trước hết là ý thức của một bộ phận người dân vẫn còn chưa chấp hành chủ trương, pháp luật, ham lợi nhuận, lén lút săn bắt, tiêu thụ ĐVHD. Xuất phát chủ yếu từ một số ít người dân có thói quen ăn uống các loại thịt từ ĐVHD để chữa bệnh, thói khoa trương thích sưu tập những thứ độc lạ của các loại thú quý hiếm. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về BVMT chưa thực sự hiệu quả. Hay chăng là các chế tài quy định, xử phạt cho các hành vi này vẫn chưa đủ sức răn đe?
Liên Hiệp Quốc (UNICEF) mới đây cũng đã kêu gọi bảo vệ rừng vì con người, hành tinh và thịnh vượng. Trước mối đe dọa ngày càng tăng từ việc sử dụng không bền vững tài nguyên rừng và săn bắt và buôn bán trái phép ĐVHD. “Các quốc gia trên thế giới tăng cường nỗ lực bảo vệ rừng và hỗ trợ các cộng đồng sống trong hoặc gần rừng. Nếu làm được như vây, chúng ta sẽ góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) cho con người, hành tinh và thịnh vượng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Antonio Guterres cho biết.
Việc bảo vệ các loại động vật, nhất là động vật hoang dã, trong đó có những loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đang thực sự trở nên cấp thiết. Do đó, BQL kêu gọi và đề nghị người dân và du khách không chặt, đốt, phá cây rừng; không mang vật dụng dễ cháy nỗ vào rừng; tuyệt đối không được săn bắn động vật rừng; không mua bán,tàng trữ, tiêu thụ động vật hoang dã. Hãy cùng bảo tồn và phát triển Khu Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn bền vững. CHUNG TAY VÌ MỘT DI SẢN XANH!
Thạch Võ
27 Tháng 12,2022
Chia sẽ mạng xã hội
- TEAMBUILDING ĐOÀN KẾT - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO CÙNG CĐCS BQL DSVH MỸ SƠN (17.10.2024)
- Gắn kết cộng đồng với di sản thông qua hoạt động trải nghiệm (16.10.2024)
- TUYÊN TRUYỀN GIÁ TRỊ KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA MỸ SƠN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ (14.10.2024)
- HOIANA RESORT & GOLF GÓP PHẦN QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI MỸ SƠN (11.10.2024)
- Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng Mori Takero thăm Di sản Văn hoá Mỹ Sơn. (11.10.2024)
- Hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững (08.10.2024)