Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn vừa tiến hành tổ chức khảo sát phía nam Núi Chúa.
Cùng đi với đoàn có Giáo sư – Tiến sỹ Đặng Văn Bài, nguyên Cục phó Cục di sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Công Khiết – Phó Giám đốc.
Đập nước Phước Bình dưới chân rừng tự nhiên nam Núi Chúa
Các địa điểm đoàn khảo sát là sườn núi phía Nam của vùng cảnh quan Hòn Đền – Núi Chúa. Địa điểm suối nước nóng Sơn Viên, cảnh quan đèo Phường Trạnh. Tại khu vực phía nam Núi Chúa, đoàn khảo sát đã tìm hiểu về một số câu chuyện, truyền thuyết về lịch sử vùng đất. Khảo sát khung cảnh làng Phước Bình, cảnh đẹp đập thủy lợi Phước Bình… Tại khu rừng tự nhiên nam Núi Chúa, đoàn đã ghi nhận hiện còn tồn tại nhiều loài cây cổ thụ lớn, một số loại cây gỗ có giá trị như cẩm thị, dẽ đỏ, chò, huỷnh… một số dấu vết của các loài thú lớn, hang động…
Nhiều cầy cổ thụ tại rừng tự nhiên phía nam Núi Chúa
Dấu vết cào xướt của loài gấu sống ở rừng tự nhiên Mỹ Sơn
Chuyến khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu bổ sung, thu thập các tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử văn hóa vùng đất xung quanh di tích, phục vụ đề tài khoa học ‘bảo tồn đa dạng sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn” khảo sát vùng cảnh quan di sản nhằm sưu tầm các tư liệu bổ sung vào quy hoạch tổng thể Mỹ Sơn, tạo sự liên kết, hình thành tour, tuyến phát triển du lịch…
T. Minh
25 Tháng 9,2017
Chia sẽ mạng xã hội
- Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng và công ty Kumagai Gumi Nhật Bản hỗ trợ kiểm tra, tư vấn về bảo trì hệ thống điện, hệ thống báo cháy tại Bảo tàng Mỹ Sơn. (19.11.2024)
- Vũ điệu Chăm ở thung lũng Mỹ Sơn (12.11.2024)
- Đưa sản phẩm xe đạp vào phục vụ du khách (06.11.2024)
- PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THẾ GIỚI MỸ SƠN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN – KẾT NỐI DU LỊCH XANH (05.11.2024)
- TEAMBUILDING ĐOÀN KẾT - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO CÙNG CĐCS BQL DSVH MỸ SƠN (17.10.2024)
- Gắn kết cộng đồng với di sản thông qua hoạt động trải nghiệm (16.10.2024)