Nhân chuyến thăm của Tổng lãnh sự tại Đà Nẵng Takero MORI tại di tích Mỹ Sơn vào ngày 10 tháng 10. Với sự yêu cầu của Ông Nguyễn Công Khiết – Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn về việc hỗ trợ từ Tổng lãnh sự quán về việc bảo trì và sửa chữa một số hạng mục liên quan đến hệ thống báo cháy, điện-điện tử trong phòng trưng bày cố định và các hạng mục khác thuộc bảo tàng Mỹ Sơn.
Sáng ngày 18 tháng 11, đại diện Tổng Lãnh sự quán cùng các chuyên gia đến từ công ty Kumagai Gumi khảo sát, lập báo cáo và bước đầu đã khắc phục được hệ thống điện tại bản đồ Mỹ Sơn.
Nhà trưng bày Mỹ Sơn, nay là Bảo tàng Mỹ Sơn được xây dựng năm 2004 hoàn thành năm 2005 do chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện. Công ty Kumagai Gumi là đơn vị thi công. Bảo tàng Mỹ Sơn là công trình đã góp phần rất quan trọng trong việc cải tạo cảnh quan khu vực đón tiếp khách tham quan, bảo tồn và trưng bày hiện vật, cung cấp thông tin cho du khách trước khi vào tham quan di tích Mỹ Sơn. Không chỉ ấn tượng về một bảo tàng không nhiều hiện vật nhưng rất nhiều thông tin cho du khách tham quan. Bảo tàng còn là kiến trúc rất ấn tượng và hữu dụng cho các hoạt động khác như chương trình giáo dục di sản, các hoạt động cộng đồng và du khách. Bảo tàng có ý nghĩa và mang tính biểu tượng cho tình hữu nghị giữa 02 nước Nhật Bản và Việt Nam.
Trong quá trình quản lý và sử dụng từ khi tiếp nhận bảo tàng vào năm 2009 từ Trung Tâm Bảo tồn Di tích Danh Thắng Quảng Nam, Ban Quản lý Di sản Mỹ Sơn đã tích cực phát huy Bảo tàng. Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn đã đổi tên từ Nhà Trưng bày Mỹ Sơn sang Bảo tàng Mỹ Sơn mang tính hành chính để đưa bảo tàng vào hệ thống bảo tàng của tỉnh Quảng Nam và dễ dàng cho các hoạt động hình chính của bảo tàng. Thực hiện trưng bày bổ sung Phòng Trưng bày chuyên đề về kết quả khai quật và bảo tồn nhóm G, Phòng trưng bày Di sản Chung của chúng ta. Trưng bày bổ sung Bảo vật quốc gia Mukhalinga ở Phòng trưng bày cố định. Bổ sung camera giám sát, màn hình thông tin hình ảnh động. Sử sụng tối đa Phòng bảo quản hiện vật. Trồng bổ sung cây quanh bảo tàng. Đồng thời, Ban Quản lý cũng đã thường xuyên tu sửa và chăm sóc cảnh quan của bảo tàng. Theo thống kê lượng khách tham quan bảo tàng, từ tỉ lệ rất thấp lượng khách vào thăm quan bảo tàng, chỉ bằng 1% của khách tham quan Mỹ Sơn vào thăm bảo tàng năm 2011. Nhưng cho đến nay, có khoảng 30% lượng khách tham quan di tích Mỹ Sơn vào bảo tàng Mỹ Sơn.
Tuy nhiên, trải qua 20 năm từ ngày khai trương bảo tàng, có một số vấn đề mà Ban Quản lý cần sự quan tâm và hỗ trợ từ Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản và Tổ chức JICA như: Hệ thống điện và bảng điều khiển bản đồ di tích Mỹ Sơn tại Phòng Trưng bày cố định không còn hoạt động. Hệ thống báo cháy chưa được lắp đặt, hệ thống an ninh không còn hoạt động và các hư hỏng nhỏ từ các hạng mục khác cần được sửa chửa và bảo trì.
Nguyễn Văn Thọ
19 Tháng 11,2024
Chia sẽ mạng xã hội
- Giải chạy Marathon kỷ niệm 25 năm Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn và hoạt động trồng hoa tạo cảnh quang tại Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh - Chămpa (02.12.2024)
- HUYỆN ĐOÀN DUY XUYÊN TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI SÁNG TẠO VIDEO GIỚI THIỆU BẢO TÀNG VĂN HÓA SA HUỲNH - CHAMPA (30.11.2024)
- LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI (4/12/1999 – 4/12/2024) (04.12.2024)
- 25 NĂM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN (02.12.2024)
- TRAO GIẢI CUỘC THI REVIEW DU LỊCH MỸ SƠN (22.11.2024)
- Vũ điệu Chăm ở thung lũng Mỹ Sơn (12.11.2024)